Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2016

THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC X,Y,Z - 2

Bên cạnh học thuyết X học thuyết Y của Douglas Mc Gregor, các nhà quản lý nhân sự cũng không thể bỏ qua một học thuyết có giá trị khác: Học thuyết Z - được W. Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ đúc kết từ phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản. 3. HỌC THUYẾT Z Học thuyết Z được tiến sỹ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước, được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học thuyết Z còn có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973. Sau này học thuyết Z được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á vào thập niên 1980. Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động

THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN SỰ X,Y,Z - 1

Các học thuyết về Quản trị nhân lực đã sớm hình thành ở phương Đông, trong đó có thể kể tới “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những học thuyết kinh điển về quản trị nhận lực của Phương Tây. Đơn cử là học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ thực tiến quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. 1. HỌC THUYẾT X Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960. Đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau: Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít. Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức. Bản tính con người là chống lại sự đổi mới. Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác

PHẦN 3 – NÊN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI HAY TỰ LÀM

Các công ty nước ngoài có kinh nghiệm phân phối nhiều hơn chúng ta, hãy xem họ làm gì và hiệu quả ra sao để học hỏi. Các công ty nước ngoài ở đây tôi không nói tới cỡ tập đoàn lớn như Unilever, Coca Cola hay P&G vì họ sẽ làm theo cách thường thấy là đặt ra luật và cuốn đối tác đi theo chứ không giống như các doanh nghiệp SME. Tôi nói tới các công ty ở tầm nhỏ hơn, vì họ có nhiều điểm giống dạng doanh nghiệp SME hơn, hạn chế cả về tài chính và quy mô nên thâm nhập có nhiều nét giống nhau. Cách chia theo giai đoạn của tô idưới đây hoàn toàn chỉ là một cách nhìn của cá nhân, có thể nhiều cách chia khác. Chuẩn tắc không quan trọng bằng việc chúng ta nhìn thấy rõ sự diễn tiến của sự việc để có thể chuẩn bị chi tiết khi tiến hành. Giai đoạn 1: họ sẽ để một NPP phân phối ở khu vực nào đó, có thể thậm chí là toàn quốc. Họ không trực tiếp tham gia vì họ chưa hiểu biết rõ thị trường nội địa của ta, hoặc có hiểu nhưng họ không muốn mất thời gian thâm nhập trong khi người bản địa hiểu nhau làm

NÊN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI HAY TỰ LÀM? – Phần 2

Vậy quan điểm nên có với một doanh nghiệp SME có sản phẩm muốn phân phối trong việc này là gì? Công ty SME chỉ mong bán được hàng lúc ban đầu, chúng ta không thể tạo sức ép ngay như các hãng lớn. Nếu mới bắt đầu khó khăn, chưa có đủ tiền, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng kênh phân phối để phát triển thị trường cho sản phẩm của mình. Nhưng một cách thực dụng, cần làm theo từng bước như sau: 1. Cho họ phân phối với các điều kiện ưu đãi khá lớn nhưng cần liên tục xuống hỗ trợ (đúng hơn là kiểm tra) địa bàn và đánh giá (tương đối) cả về định lượng và định tính tình hình tại đó. 2. Từ đánh giá đưa ra các cơ chế ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa công ty và NPP để họ muốn làm tốt hơn, trong khi mình vẫn nắm được (dù là phần nào) thông tin trên địa bàn. 3. Liệt kê và ghi lại thông tin cụ thể về khách hàng tại địa bàn, nếu có chuyện gì không như ý muốn xảy ra, chúng ta vẫn còn thông tin để phát triển thị trường của chính mình sau đó. Lý do để nói với NPP tại địa bàn là chúng ta bán hàng gi

NÊN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI HAY TỰ LÀM? – Phần 1

Một bạn học viên cũ của khóa quản lý giờ đã làm một doanh nghiệp riêng gọi điện hỏi tôi nên tìm npp sản phẩm nước đóng chai chuyên nghiệp ở đâu? Ý của bạn ấy là một người làm theo kiểu chuyên nghiệp, không cần phải người khác thúc đẩy, tận tâm làm cho mình từ A tới Z. với đối tác như vậy thì giá nào cũng có thể làm được.   Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người mới bước vào kinh doanh hay đặt ra. Có lẽ tư tưởng tìm kiếm "việc nhẹ lương cao" từ hồi chúng ta làm nhân viên vẫn mang nặng nên mới đưa ra câu hỏi với ngầm định có một hệ thống mà mình chỉ cần đẩy vào là nó tự chạy, mình không phải take care gì cả. Khổ nỗi, làm kênh phân phối chưa bao giờ dễ dàng như thế.   Các rủi ro mà một doanh nghiệp SME muốn đưa hàng cho một nhà phân phối có thể liệt kê như sau: 1. Công ty phân phối nếu có hệ thống tốt thì họ đã tự phân phối hàng của mình chứ không phải trông chờ vào những mặt hàng từ bên ngoài đưa vào. Họ làm cho hãng khác không phải cho chính mình là có một lý do khác. Thường thấy