Bài đăng

DỰNG HÀNG RÀO CẠNH TRANH - ĐỪNG ĐỂ ĐỐI THỦ THƯỢNG ĐÀI.

Hình ảnh
Khu dân cư nhà bạn khá nhộn nhịp, quán phở nhà bạn đang đông khách. Ông hàng xóm rục rịch mở quán bún bò. Bạn sẽ làm gì? Chờ đợi từng ngày ông hàng xóm khai trương? Lo lắng từng đêm không biết ông ấy lấy mất của mình bao nhiêu khách? Thị trường sản phẩm của bạn đang tăng trưởng tốt. Một dự án đầu tư rục rịch mở một nhà máy để sản xuất sản phẩm giống bạn. Phải làm gì đây, nếu cái nhà máy đó đi vào sản xuất, bạn sẽ chịu áp  lực cạnh tranh là điều chắc chắn? Đừng chờ đợi từng đêm trong khắc khoải. Hãy hành động ngay. Hãy dựng ngay hàng rào cạnh tranh để ngăn cản đối thủ mới gia nhập ngành. Ngay hôm sau, bên cạnh nồi phở gia truyền, hãy nấu ngay một nồi bún bò. Chất lượng thật ngon và bán với giá thật rẻ, bán hoà vốn cũng được. Đồng thời đánh tiếng với cô hàng xóm, bạn muốn thuê nhà cô ấy để mở thêm quán bún bò. Và tám với cô ấy một xíu, rằng bạn làm ăn đã lâu năm, bạn có mối lấy thịt bò vừa ngon vừa rẻ. Nên bún bò của bạn luôn ngon bổ rẻ. Cô hàng xóm tám chuyện với chồng. Chồng cô hàng xó

TÔI LÀ AI ?

Hình ảnh
Tôi không biết thực sự mình là ai ? mình cần gì ? chỉ đến khi bản thân được trải qua rất nhiều công việc và được gặ p  nhiều người giỏi. Cách đây 2 hôm, tôi đã chính thức nghỉ việc ở Viettel với vị trí  phó Giám Đốc chi nhánh - một điều bất ngờ nhưng lại không bất ngờ với chính bản thân tôi. Một vị trí tốt mà không  phải ai cũng có cơ hội đươc làm việc, một mức lương khá theo tiết lộ là khoảng 20-25 triệu, một môi trường quân đội làm việc ổn định và tôi là một trong số 12 người ứng tuyển vào vị trí này mà không  phải qua bất kỳ một vòng  phỏng vấn nào cả - cũng có đôi chút tự hào. Vậy mà, ai biết được, tôi lại thay đổi một cái đến 180 độ : Nghỉ việc Tôi có khoảng thời gian 3 tuần học nội trú ở Học viện Viettel, những gì đươc học về nghiệ p vụ bưu chính khiến tôi có cảm giác tôi không muốn dung nạ p vào đầu. Đó là lí do, tôi chả học hành một chữ nào chỉ đến ngày thi đúng 1 buổi tối. Tôi chủ động tìm cách để mình sang một công ty thương mại để hợ p với nghề của mình hơn tuy nhiên tôi đã

REVIEW 2016

Chỉ còn 2 ngày nữa là bắt đầu một năm mới, trong suốt năm vừa qua 2016 bản thân đã đạt được nhiều nhưng cũng có rất nhiều thứ vẫn còn dang dở 2016 không phải là một năm thành công như bản thân đặt mục tiêu trước đó, mọi thú chỉ đạt được 70% không phải con số quá cao 1) Về công việc : - Đây chắc chắn sẽ là điều đáng nói nhất trong năm 2016 vừa rồi, bản thân cũng đã đạt được một số kết quả nhất định với cả 2 đội sale, mục tiêu trong năm ỏ một ví trí mới cũng đã đạt được, vấn đề công ty và nhân sự là không như mong muốn, Mọi thứ diễn ra rất khó khăn, đầu tiên là hàng hóa, phía đối tác, rồi các sản phẩm không được như mong muốn, trong khi nhân sự thì rời dần bỏ đi và không có kế hoạch nhân sự để trám vào. Từ những điều này, khiến bản thân đã thu lại rất nhiều kinh nghiệm và học hỏi được nhiều từ thất bại này 2) Về cá nhân : - Trong 1 năm mà bản thân cảm thấy trưởng thành hơn rất nhiều : các kỹ năng và tư duy đã tiến lên một mức khác hoàn toàn so với những năm trước đây. Tuy nhiên vẫn còn r

THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC X,Y,Z - 2

Bên cạnh học thuyết X học thuyết Y của Douglas Mc Gregor, các nhà quản lý nhân sự cũng không thể bỏ qua một học thuyết có giá trị khác: Học thuyết Z - được W. Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ đúc kết từ phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản. 3. HỌC THUYẾT Z Học thuyết Z được tiến sỹ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước, được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học thuyết Z còn có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973. Sau này học thuyết Z được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á vào thập niên 1980. Nếu như thuyết X có cách nhìn tiêu cực về người lao động thì thuyết Z lại chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động

THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN SỰ X,Y,Z - 1

Các học thuyết về Quản trị nhân lực đã sớm hình thành ở phương Đông, trong đó có thể kể tới “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những học thuyết kinh điển về quản trị nhận lực của Phương Tây. Đơn cử là học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ thực tiến quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. 1. HỌC THUYẾT X Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960. Đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau: Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít. Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức. Bản tính con người là chống lại sự đổi mới. Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác

PHẦN 3 – NÊN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI HAY TỰ LÀM

Các công ty nước ngoài có kinh nghiệm phân phối nhiều hơn chúng ta, hãy xem họ làm gì và hiệu quả ra sao để học hỏi. Các công ty nước ngoài ở đây tôi không nói tới cỡ tập đoàn lớn như Unilever, Coca Cola hay P&G vì họ sẽ làm theo cách thường thấy là đặt ra luật và cuốn đối tác đi theo chứ không giống như các doanh nghiệp SME. Tôi nói tới các công ty ở tầm nhỏ hơn, vì họ có nhiều điểm giống dạng doanh nghiệp SME hơn, hạn chế cả về tài chính và quy mô nên thâm nhập có nhiều nét giống nhau. Cách chia theo giai đoạn của tô idưới đây hoàn toàn chỉ là một cách nhìn của cá nhân, có thể nhiều cách chia khác. Chuẩn tắc không quan trọng bằng việc chúng ta nhìn thấy rõ sự diễn tiến của sự việc để có thể chuẩn bị chi tiết khi tiến hành. Giai đoạn 1: họ sẽ để một NPP phân phối ở khu vực nào đó, có thể thậm chí là toàn quốc. Họ không trực tiếp tham gia vì họ chưa hiểu biết rõ thị trường nội địa của ta, hoặc có hiểu nhưng họ không muốn mất thời gian thâm nhập trong khi người bản địa hiểu nhau làm

NÊN TÌM NHÀ PHÂN PHỐI HAY TỰ LÀM? – Phần 2

Vậy quan điểm nên có với một doanh nghiệp SME có sản phẩm muốn phân phối trong việc này là gì? Công ty SME chỉ mong bán được hàng lúc ban đầu, chúng ta không thể tạo sức ép ngay như các hãng lớn. Nếu mới bắt đầu khó khăn, chưa có đủ tiền, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng kênh phân phối để phát triển thị trường cho sản phẩm của mình. Nhưng một cách thực dụng, cần làm theo từng bước như sau: 1. Cho họ phân phối với các điều kiện ưu đãi khá lớn nhưng cần liên tục xuống hỗ trợ (đúng hơn là kiểm tra) địa bàn và đánh giá (tương đối) cả về định lượng và định tính tình hình tại đó. 2. Từ đánh giá đưa ra các cơ chế ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa công ty và NPP để họ muốn làm tốt hơn, trong khi mình vẫn nắm được (dù là phần nào) thông tin trên địa bàn. 3. Liệt kê và ghi lại thông tin cụ thể về khách hàng tại địa bàn, nếu có chuyện gì không như ý muốn xảy ra, chúng ta vẫn còn thông tin để phát triển thị trường của chính mình sau đó. Lý do để nói với NPP tại địa bàn là chúng ta bán hàng gi